DIỄN ĐÀN K-LINK HÀ NAM
Xin chào tất cả các bạn đã đến với diễn đàn K-link ,K-link gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến toàn thể các bạn chúc các bạn thật nhiều nhiều niềm vui trong cuộc sống cũng như hiện tại !
K-link đang dần đổi màu nhờ sự đóng góp của tất cả các thành viên cũng như các bạn khán giả đóng góp .
Một lần nữa K-link gửi lời chi ân tới tất cả các thành viên và các bạn bốn phương lời chúc tốt đẹp nhất!
DIỄN ĐÀN K-LINK HÀ NAM
Xin chào tất cả các bạn đã đến với diễn đàn K-link ,K-link gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến toàn thể các bạn chúc các bạn thật nhiều nhiều niềm vui trong cuộc sống cũng như hiện tại !
K-link đang dần đổi màu nhờ sự đóng góp của tất cả các thành viên cũng như các bạn khán giả đóng góp .
Một lần nữa K-link gửi lời chi ân tới tất cả các thành viên và các bạn bốn phương lời chúc tốt đẹp nhất!

DIỄN ĐÀN K-LINK HÀ NAM

XIN CHÀO QUÝ KHÁCH ĐẾN VỚI K-LINK HÀ NAM
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Cụ ông 70 hồi sinh ca trù

Go down 
Tác giảThông điệp
doduyhoahanam
sponsor
sponsor
doduyhoahanam


Giới tính Giới tính : Nam
Zodiac Zodiac : Scorpio

Rat
Tổng số bài gửi : 1034
Reputation : 30
Join date : 23/07/2012
Age : 39
Đến từ : Hà Nam

Cụ ông 70 hồi sinh ca trù Empty
Bài gửiTiêu đề: Cụ ông 70 hồi sinh ca trù   Cụ ông 70 hồi sinh ca trù I_icon_minitimeThu Aug 02, 2012 8:51 pm

Sau một thời gian dài bị lãng quên, mấy năm qua, giáo phường ca trù Đồng Trữ (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đã hồi sinh với tên gọi mới là CLB ca trù.
Chúng tôi về thăm gia đình ông Nguyễn Đức Luống- Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Ca trù Đồng Trữ một ngày cuối tháng Tám lúc ông đang điều trị ở bệnh viện thị trấn Chúc Sơn. Tuy trông có vẻ mệt mỏi nhưng khi nói về di sản của quê hương, ông Luống (nay đã qua 70 tuổi) lại tràn đầy sinh lực.
Cụ ông 70 hồi sinh ca trù 214_8_ong-lao-me-ca-tru
Ông Nguyễn Đức Luống - Chủ nhiệm CLB Ca trù Đồng Trữ.
Ăn cơm nhà, vác tù và…
Là người đam mê ca hát, lại sinh ra trong một gia đình có truyền thống ca trù nên ông không đành lòng khi thấy “nghề cầm ca” mấy trăm năm của làng phải lùi vào quên lãng. “Lúc ấy, làng không có ai, tôi đi gặp các cụ nghệ nhân trong làng và được các cụ nhất trí, bà thím tôi cũng đã đồng ý để tôi có thêm niềm tin xây dựng kế hoạch phục dựng ca trù của làng. Tiếp đến, tôi đề xuất lên Phòng, rồi được đưa lên Sở và tại Sở Văn hóa – Thông tin Hà Tây (cũ), lúc ấy có người lãnh đạo cũng khá hiểu biết về ca trù nên được họ đồng ý giúp đỡ” - ông Luống cho biết.
Một thân một mình, ông tự sắm tất cả các nhạc cụ như trống, đàn, nhị… còn phách thì tự đẽo lấy. Mua đàn về nhưng không ai biết gảy, may sao có cụ ông trong làng dạy đàn bằng cách… truyền khẩu, từ đó mấy người trong CLB mới biết đàn hát.
Cụ ông 70 hồi sinh ca trù 214_8_CLB-ca-tru-Dong-Tru

Các thành viên CLB Ca trù Đồng Trữ đang luyện tập.
Năm 2008-2009, tỉnh tổ chức lớp học đàn, ông Luống cử một người trong làng đi học để “nâng cao trình độ chuyên môn”. Từ đó, các thành viên của CLB hàng ngày vẫn là những nhà nông tất bật với công việc ruộng đồng và nghề đan lát truyền thống nhưng vào các tối thứ tư, thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần, căn nhà nhỏ 2 gian của ông chủ nhiệm lại vang tiếng đàn ca.
Nỗi niềm ông chủ nhiệm
Cứ mỗi buổi tập luyện của CLB, ông Luống lại chăm chú dùng điện thoại di động ghi hình những ca nương, đào kép trong biểu diễn để sau đó nghe lại, phát hiện chỗ sai để khắc phục. Không chỉ vậy, ông còn cùng với cụ Gái (một nghệ nhân của làng) uốn nắn cách gõ phách, lên giọng cho đều, cho khớp với nhạc, trống.
Ca trù đơn giản ở nhạc cụ nhưng đào tạo thì phải kỳ công, phức tạp vì tiếng hát, tiếng đàn, tiếng phách phải khớp với nhau. Ngày trước, ông có đào tạo cho những thiếu niên 16-17 tuổi nhưng sau đó các bạn trẻ không theo được và bỏ cuộc. Bởi thế nên băn khoăn lớn nhất của ông là đội ngũ kế cận.
Ngày trước, khi thấy ông Luống đứng ra thành lập CLB ca trù, không ít người trong làng cười chê và cho đó là ý định… điên rồ. Nay, mọi người mới hiểu tấm lòng của ông với bộ môn nghệ thuật truyền thống.
Thật vậy, nếu như ngày đầu thành lập, CLB có tất cả 20 thành viên nhưng vì một số người già đã không còn, một số không theo được đành phải bỏ nên hiện giờ chỉ còn có 11 người. Đa phần những thành viên trong CLB hiện tại đều đã ngoài 50, trong đó người nhiều tuổi nhất cũng đã 83, còn thành viên nhỏ tuổi nhất là 17.
“Lớp trẻ bây giờ chỉ thích nhảy nhót, hát và nghe những bài nhạc thị trường chứ ít đoái hoài nghệ thuật truyền thống, trong đó có ca trù. Không biết với tình trạng này, khi chúng tôi nằm xuống thì lấy ai thay thế để duy trì nghề cầm ca vốn có bao đời của quê hương” - ông Luống trăn trở.
May sao, tất cả những thành viên trong CLB đều đam mê, có quyết tâm giữ gìn và phát huy những giá trị nghệ thuật truyền thống mà cha ông để lại. Hiện giờ, CLB ca trù của ông không những biểu diễn vào những dịp hội hè ở địa phương mà còn được mời đi lưu diễn ở nhiều nơi.
Về Đầu Trang Go down
 
Cụ ông 70 hồi sinh ca trù
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN K-LINK HÀ NAM :: Khu vực Giải Trí :: ÂM NHẠC VIỆT NAM :: Ca trù-
Chuyển đến