DIỄN ĐÀN K-LINK HÀ NAM
Xin chào tất cả các bạn đã đến với diễn đàn K-link ,K-link gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến toàn thể các bạn chúc các bạn thật nhiều nhiều niềm vui trong cuộc sống cũng như hiện tại !
K-link đang dần đổi màu nhờ sự đóng góp của tất cả các thành viên cũng như các bạn khán giả đóng góp .
Một lần nữa K-link gửi lời chi ân tới tất cả các thành viên và các bạn bốn phương lời chúc tốt đẹp nhất!
DIỄN ĐÀN K-LINK HÀ NAM
Xin chào tất cả các bạn đã đến với diễn đàn K-link ,K-link gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến toàn thể các bạn chúc các bạn thật nhiều nhiều niềm vui trong cuộc sống cũng như hiện tại !
K-link đang dần đổi màu nhờ sự đóng góp của tất cả các thành viên cũng như các bạn khán giả đóng góp .
Một lần nữa K-link gửi lời chi ân tới tất cả các thành viên và các bạn bốn phương lời chúc tốt đẹp nhất!

DIỄN ĐÀN K-LINK HÀ NAM

XIN CHÀO QUÝ KHÁCH ĐẾN VỚI K-LINK HÀ NAM
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Dược thảo trị tiểu đường theo Ayurveda

Go down 
Tác giảThông điệp
Đỗ Huy Trung
Tập sự
Tập sự
Đỗ Huy Trung


Giới tính Giới tính : Nam
Tổng số bài gửi : 56
Reputation : 7
Join date : 24/07/2012
Đến từ : Phủ Lý- Hà Nam

Dược thảo trị tiểu đường theo Ayurveda Empty
Bài gửiTiêu đề: Dược thảo trị tiểu đường theo Ayurveda   Dược thảo trị tiểu đường theo Ayurveda I_icon_minitimeSat Aug 18, 2012 9:04 pm

Bạn Hồ Thị Y. ở quận 8, TP.HCM hỏi: Tại sao một tờ báo giới thiệu “Hột Methi - vị cứu tinh của bệnh nhân tiểu đường”: tôi có dùng thử và mới đầu thấy giảm đường huyết rõ rệt, nhưng sau vài tháng thì không còn tác dụng nữa?

Y học cổ truyển Ayurveda Ấn Độ là liệu pháp dùng dược thảo, có khi bổ sung thêm chất khoáng, kết hợp với vài liệu pháp khác của y học song song chứ không phải chỉ có “khứ y tồn dược” (chỉ dùng dược thảo) như người ta thường làm, thì việc dùng thuốc mới hiệu quả.

Quan niệm Ayurveda về cá thể con người và sức khỏe

Y học cổ truyền Ayurveda có nguồn gốc xuyên suốt hơn 3.000 năm, Ayurveda nhằm phục hồi sự hài hòa bẩm sinh của từng cá thể con người trong vũ trụ. Bao gồm toàn bộ hệ thống chăm sóc sức khỏe cổ truyền, nhấn mạnh mối liên hệ giữa thể xác, tinh thần và trí tuệ với thiên nhiên.

Ayurveda khuyên con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên. Con người và thiên nhiên đều chứa 5 thành phần cơ bản là Khí, Nước, Lửa, đất và trời, tương tự như Kim, Mộc, Thủy, hỏa, thổ trong đông y. Trong cơ thể con người, các yếu tố này hòa quyện hài hòa với nhau tạo thành 3 thể dịch hay còn gọi là doshas (vata, pitta, và kapha). Doshas ảnh hưởng đến tất cả chức năng sinh học, tâm lý học và sinh lý bệnh học trong thể chất, tinh thần và ý thức. Chúng là gốc con người, và sự thiếu cân bằng dosha sẽ đem lại sự đau ốm. Vì thế liệu pháp Ayurveda chính yếu là làm cho hài hòa 3 thể dịch doshas bằng cách ăn kiêng (hay nhịn ăn), tập thể dục, yoga, thiền định, dùng thảo dược, massage, tiếp xúc ánh sáng mặt trời, khí công (kiểm soát hơi thở) và tẩy xổ (giải độc nếu cần).

Ayurveda chẩn đoán và điều trị tiểu đường

Thuyết nguyên nhân và sinh bệnh học: ở Ấn Độ, từ tiểu đường (madhumeha), đã được biết đến từ hàng ngàn năm trước. Nguyên nhân gây ra madhumeha là do nhiều nhân tố. Nguyên nhân được phát hiện là do di truyền hoặc do quá trình lối sống tạo nên. Đặc biệt nếu 3 nhân tố dosha mất cân bằng là nguyên nhân dẫn đầu bệnh tiểu đường.

Nguyên lý điều trị: liệu pháp Ayurveda cổ điển điều trị tiểu đường (madhumeha) là nguyên tắc chủ yếu điều trị của Ayurveda rất phức tạp. Chúng ta không đi sâu vào phương pháp, nhưng có thể hiểu điều trị bệnh tiểu đường theo Ayurveda như sau:

Người bệnh đầu tiên được làm sạch cơ thể bằng ăn kiêng để giảm cân, giảm bột đường, tăng cường sinh tố nhóm B (ngũ cốc lứt), rau quả tươi, giảm cân xuống trọng lượng bình thường (cân nặng khoảng = chiều cao - 105). Nếu bệnh nhân nặng cân quá thì phải điều chỉnh mạnh hơn bằng liệu pháp nhịn ăn kỹ hơn và gia tăng thể dục, đi bộ, yoga, khí công, thiền, dùng thảo dược để giảm dosha.

Liệu pháp nhịn ăn (ăn kiêng)

Giúp củng cố hay phục hồi, được sử dụng để cân bằng và loại bỏ bất cứ sự suy nhược trong bệnh nhân gây ra bằng cách tẩy xổ. Đây là bước cuối cùng trước khi hướng dẫn liệu pháp đặc biệt ở việc mất cân bằng dosha. Trong điều trị tiểu đường ban đầu, tập thể dục và giảm cân là điều quan trọng. Tuy nhiên, chống chỉ định vận động quá mạnh với người gầy còm và yếu ớt. Thay vào đó, bệnh nhân bị tiểu đường nặng được khuyên thực hành những tư thế đặc biệt trong yoga mà điều này giúp giảm tối thiểu căng thẳng về thể chất. Mỗi một tư thế đều kích thích nội tiết tụy tạng và cải thiện chức năng của nó.

Chế độ ăn kiêng tùy thuộc độ tuổi, thể trạng cơ thể, các mùa trong năm và môi trường, cũng như tình trạng kinh tế xã hội của bệnh nhân. Ít nhất, cố gắng là ăn kiêng carbohydrat (thí dụ dùng gạo lứt, đậu đỗ thay vì cơm trắng và bánh mì trắng) với lượng vừa đủ nhu cầu hoạt động cơ thể (ăn ít và ăn nhiều bữa hơn, vừa kết hợp luyện tập vừa sức sao cho tiêu hóa hết năng lượng rồi mới ăn tiếp) có tác động kiểm soát bệnh tiểu đường.

Liệu pháp thảo dược

Trong nghiên cứu thực vật cổ truyền người ta thấy có hơn 1.200 loài cây thuốc có tác động giảm đường huyết để điều trị bệnh tiểu đường trên thế giới. Số lượng lớn các phương thuốc cổ truyền đặc trị tiểu đường có khả năng mang lại tương đối dễ dàng trong trị bệnh này - có thể cân bằng đường trong nước tiểu - kể cả người nghèo bằng cách ăn nhiều chất xơ (hột É, mủ Trôm, rau lá, trái có nhiều chất nhầy như Mồng tơi, rau Lang, Đậu bắp, rau Đay…).

Dược điển Ấn Độ có nhiều cây trị bệnh này, sau đây là những dược thảo dễ tìm: giữa những loại thảo dược thì Khổ qua (Momordica charantia L.), Giáng hương (Pterocarpus marsupium Roxb.), Bát bát (Coccinia indica hay C. grandis) và Hồ lô ba hay Methi (Trigonella foenum graecum L.) được chứng minh là điều trị tốt bệnh lý tiểu đường type 2.

Những cây thông thường trong y học Ayurveda Ấn độ dùng điều trị tiểu đường

Dây Thìa canh (Gymnema sylvestre R. Br), thuộc họ Thiên lý (Asclepiadaceae), là dây leo phổ biến ở miền trung và nam Ấn Độ. Đã được dùng điều trị tiểu đường hơn 2.000 năm nay. Người Hindu gọi là gurmara hay gurmar, nghĩa là phá hủy đường. Theo dân gian, có thể nhai lá, uống bột, hay dùng nước sắc (Kapoor, 1990; HYPERLINK “http://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/bv.fcgi?rid=hstat1.biblist.95567” \l “95624” ; Jain and DeFilipps, 1991; Dash, 1987).

Cuối thế kỷ 19, người ta phân lập ra hoạt chất đầu tiên từ cây này. Năm 1889, Hooper (Nadkarni and Nadkarni, 1976) đã công bố chiết được gymnemic acids - chất quan trọng điều trị tiểu đường. Regan bắt đầu nghiên cứu dược lý hiện đại vào năm 1930 (Nadkarni and Nadkarni, 1976; Lawrence Review, 1993). Tốt nhất là dịch chiết Gymnema, chứa một nhóm ít nhất 15 triterpen sapinoid (gymnemic acid), cùng với polypeptid, gurmarin (Alternative Med Rev, 1999; Bone, 1996).

Triterpenoid và peptid hợp thành tác động riêng lẻ trong giảm đường huyết trên cả 2 mô hình thử nghiệm in vitro và in vivo phân lập từ cây Momordica charanthia, cao cồn chiết từ quả, chứa cả b-sitosterol-D-glucosid và 5,25-stigmastaadien-3-B-ol-D-glucosid trong hỗn hợp 1:1 (Marles and Farnsworth, 1995; Zafar and Neerja, 1991). Tác động dược lý của Gymnema được nghiên cứu trên mô hình động vật. Cây này làm đường máu trở về bình thường ở động vật điều trị với tác nhân gây hủy diệt tế bào beta, nhưng không thấy trên động vật cắt bỏ một phần hay toàn bộ tuyến tụy. (Prakash, Mathur, and Mathur, 1986). Ngược lại Gymnema lại thấy ít có tác dụng trên đường huyết ở những con vật bình thường. Quan sát này không được chứng thực bởi các nhà nghiên cứu khác. Chattopadhyay, Medda, Das, et al. (1993) thấy Gymnema trong nước cao chiết gia tăng insulin ngoại sinh ở chuột bình thường, tăng hấp thu glucose ở chuột tăng đường huyết và chuột bình thường, và ở chuột bị bệnh tiểu đường nhẹ.

Shanmugasundaram và cộng sự, bột lá và dịch chiết cao cơ bản từ lá, kích thích tiết insulin ở chuột. Persaud, Al-Majed, Raman, et al. (1999) chứng minh gia tăng phóng thích insulin ở tế bào beta tuyến tụy phân lập khi cho chuột dùng cao GS4. Hơn nữa, họ cũng xác định gymnemic acid VIII là thành phần đơn chất có hiệu lực nhất gây nên tác dụng này.

Chứng minh Gymnema có tác dụng bảo vệ tuyến tụy. Dùng bột lá Gymnema - tác dụng của cây này ở động vật - trước khi điều trị 2 tuần, để bảo vệ trước tác hại nguyên tố berium (Be) - một chất gây độc tụy tạng (Prakash, Mathur, and Mathur, 1986).

Chất chuyển hóa có tác động ngoài tuyến tụy đã chứng minh tác dụng giảm đường huyết của Gymnema. Gia tăng hoạt tính của enzym chủ yếu insulin tùy thuộc vào chuỗi các phản ứng hóa sinh sử dụng glucose, như enzym phosphorylase và enzym gluconeogenic đã được báo cáo ở alloxan. (Shanmugasundaram, Panneerselvam, Samudram, 1981). Shimizu, Iino, Nakajima, et al. (1997) chứng minh gymnemic acids II, III, và IV gia tăng hấp thu đường từ ruột chuột phân lập. Thấy glycopen gan giảm ở chuột cao đường huyết và bình thường khi điều trị với Gymnema (Chattopadhyay, 1998).

Thấy có tác dụng chậm nhất là 1 - 2 giờ khi nhai lá Gymnema làm cản trở cảm nhận vị ngọt. Vị đắng thì không rõ, nhưng không phải vị khác như mặn, cay, chua, chất làm se (Nadkarni and Nadkarni, 1976).

Gymnemic acid và gurmar trong thành phần của lá có tác dụng này. Nó tác dụng trực tiếp theo đường thần kinh của bộ phận cảm giác ở lưỡi. (Frank, Mize, Kennedy, et al., 1992; Hellekant, Hagstrom, Kasahara, et al., 1974; Imoto, Miyasaka, Ishima, et al., 1991; Kamei, Takano, Miyasaka, et al., 1992; Yoshikawa, Nakagawa, Yamamoto, et al., 1992; Yoshikawa, Kondo, Arihara, et al., 1993). Người uống dung dịch Gymnema trước khi ăn sẽ giảm tiêu thụ calori; điều này được cho là do hạn chế cảm nhận vị ngọt nên giảm sự thèm ăn (Brala and Hagen, 1983).

Tóm lại, nghiên cứu in vitro và dữ liệu trên động vật có 3 cơ chế sinh lý học tác động Gymnema: (1) tăng tiết insulin thông qua tác động trên tuyến, (2) tăng mô nhạy cảm với insulin, và (3) giảm lượng ăn vào đường miệng do sự thay đổi vị giác.

Dây Thìa canh thường dùng điều trị bệnh tiểu đường theo phương thức dân gian Ayurveda (Khajuria and Thomas, 1992). Nói chung, không thấy có báo cáo tác dụng độc tính của cây này. Liều dùng: 3 g bột dây Thìa canh dưới dạng trà.

Khổ qua hay Mướp đắng (Momordica charantia L.). Dây leo, thảo mộc, họ Bí bầu (Curcutaceae), được sử dụng rộng rãi trong phương thuốc cổ truyền Ayurveda, giúp làm giảm bớt kapha và pitta (Dash, 1987). Vị đắng, trái còn xanh hay nước ép của nó dùng ở Ấn Độ, châu Phi, Trung Quốc, Tây Ấn, và Trung Mỹ (Marles and Farnsworth, 1995; Bhandari and Grover, 1998).

Liên quan đến insulin thực vật, 17-amino-acid polypeptid, chiết phân lập từ trái, hạt và dây Khổ qua. Bailey and Day (1989) công bố phân lập ít nhất 2 thành phần hoạt chất từ Momordica, 1 chất tác động nhanh và 1 chất tác động chậm trong phần nhỏ giàu alkaloid. Hai chất hóa học này không tìm thấy đặc tính đầy đủ (Bailey and Day, 1989). Nghiên cứu còn chú ý vị đắng hợp thành của Khổ qua và những cây khác cùng họ. Chúng tồn tại thành chuỗi của triterpen glycosid đã được phân loại như là momoridicosid, 11 chất đã xác định gần đây (Zafar and Neerja, 1991).

Trên in vitro và động vật, cả chất chuyển hóa dịch tụy và ngoài dịch tụy đều được thừa nhận là giảm glucose huyết của cây Mướp đắng. Bailey and Day, 1989; HYPERLINK “javascript:PopUpMenu2_Set(Menu_id2503588);” đã trích dẫn tác dụng hạ đường huyết của trái xanh và dịch chiết nước trái này. Charantin còn được công bố tác động hạ glucose thỏ tiêm alloxan, thỏ bình thường, chuột và mèo (Marles and Farnsworth, 1995). Tuy nhiên, những nhà nghiên cứu khác lại nói là khó có tài liệu chứng minh tác dụng hạ đường huyết của những chất này (Bailey and Day, 1989). Trong phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ tuyến tụy động vật, tác động của Momordica không rõ ràng (Marles and Farnsworth, 1995), nhưng Raman và Lau (1996), nói rằng tác động của karela, giống như trái Mướp đắng, động vật có đường trong máu thấp thì dự trữ rất ít dịch tụy. Công bố giảm glucose trong ống tiêu hóa, cũng như tăng glucose trong cơ nhưng không có trong mô mỡ (Marles and Farnsworth, 1995; Bailey and Day, 1989).

Mướp đắng theo tường trình là không tăng insulin ở thú vật, có báo cáo tùy thuộc vào việc kích thích insulin từ tế bào dịch tụy phân lập (Raman and Skett, 1998). Protein tinh khiết được phân lập từ Mướp đắng, gọi là peptid V, chứng minh tác dụng hạ đường huyết trên động vật và trên người khi tiêm (Bhandari and Grover, 1998; Marles and Farnsworth, 1995; Bailey and Day, 1989). Liều dùng 200 g Khổ qua/ngày dạng canh hay xào nấu.

Không dùng hột Khổ qua vì khi cho thỏ mang thai uống dịch chiết từ hột thỏ bị xuất huyết niệu. Trường hợp nôn mửa và tiêu chảy ở người cũng được công bố (Lewis and Elvin-Lewis, 1977. Marles and Farnsworth, 1995).

Dây Bát bát (Coccinia indica Wight và Arun)

Tên đồng nghĩa là C. grandis hay C. cordifolia Cogn, thuộc họ Bí bầu (Curcutaceae), dây leo có tua quấn, mọc trên rất nhiều nơi ở Ấn Độ và nhiều nước, được coi như cỏ dại, rất khó tiêu diệt. Tên tiếng Anh là Ivy gourd, tên Ấn Độ là Kanduri, tiếng Phạn là Bimb. Trong dân gian, lá, rễ, trái, vỏ cây đều dùng làm thuốc. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu gần đây chỉ tập trung vào lá và nó cũng là thứ rau nấu canh ăn rất ngon. (Nadkarni and Nadkarni, 1976; Dash, 1987; Jain and DeFilipps, 1991; Kapoor, 1990; Azad Kahn, Akhtar, and Mahtab, 1979).

Coccinia indica chưa được nghiên cứu nhiều như các phương thuốc trị tiểu đường khác, nhưng về phương diện hóa học và tác dụng dược lý thì đáng chú ý. Nước ép lá chứa men amylase tốt như b-sitosterol và một cucurbitacin, B-glycosid (Kapoor, 1990). Phần nước hòa tan chứa alkaloid thấy có tác dụng hạ đường huyết (Hossain, Shibib, and Rahman, 1991). Một saponin mới tìm thấy ở dịch chiết cồn của lá (Vaishnav and Gupta, 1995). Chất chuyển hóa có tác động của Coccinia indica chưa hiểu rõ ràng, nhưng trên chuột chứng minh ức chế enzym hình thành glucose, glucose-6-phosphatase (Hossain, Shibib, and Rahman, 1991).

Bột lá C. indica làm hạ thấp đường huyết ở cả 2 loại chó bị bệnh và bình thường trong suốt thử nghiệm dung nạp glucose (Ivorra, Paya, and Villar, 1989; Singh, Singh, Vrat, et al., 1985). Cả dịch chiết nước và cồn thuốc rễ cây thấy tác động kháng tiểu đường trên thỏ mạnh khỏe (Bailey and Day, 1989; Ajgaonkar, 1979; Brahmchari and Augusti, 1963). Nghiên cứu công bố sự khác nhau tùy trường hợp là tác động tấn công mạnh hay là chậm ở ít nhất 3 tuần.

Trong dân gian, Bát bát còn dùng điều trị bệnh vàng da, bệnh viêm cuống phổi, bệnh vẩy nến, herpes mảng tròn, bệnh lây lan qua đường tình dục như bệnh giang mai, bệnh lậu (Nadkarni and Nadkarni, 1976; Dash, 1987; Jain and DeFilipps, 1991; Kapoor, 1990). Dây Bát bát không có độc tính. Liều dùng: 50 - 100 g lá tươi nấu canh ăn hàng ngày.

Hồ lô ba

Tóm lại, cũng như thuốc tây, khi điều trị bệnh tiểu đường type 2, bằng thảo dược, phải kết hợp chặt chẽ các biện pháp ăn kiêng đúng mức, luyện tập thể dục vừa sức và kết hợp dùng dược thảo và theo dõi đường huyết để tăng hay giảm liều lượng thuốc mới có kết quả tốt được.



DS. PHAN BẢO AN - DS. NGUYỄN XUÂN PHƯƠNG
Về Đầu Trang Go down
http://www.k-linkhanam.coo.me
 
Dược thảo trị tiểu đường theo Ayurveda
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Mẹ bầu ăn nhiều rau để ngừa tiểu đường cho con
» Số mắc đái tháo đường tăng vọt vì bữa ăn thừa thịt
» truyện Tình Cô Giáo Thảo (18+) | Phim Chuyen Tinh Co Giao Thao 18+ trọn bộ trực tuyến | Phim Tâm Lý Sex Người Lớn Nhật Bản 2011 Online
» Cô Giáo Thảo Online Cô Giáo Thảo 2011
» cho e mot lan duoc yeu

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN K-LINK HÀ NAM :: Diễn đàn K-linkhanam :: Sản Phẩm-
Chuyển đến