DIỄN ĐÀN K-LINK HÀ NAM
Xin chào tất cả các bạn đã đến với diễn đàn K-link ,K-link gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến toàn thể các bạn chúc các bạn thật nhiều nhiều niềm vui trong cuộc sống cũng như hiện tại !
K-link đang dần đổi màu nhờ sự đóng góp của tất cả các thành viên cũng như các bạn khán giả đóng góp .
Một lần nữa K-link gửi lời chi ân tới tất cả các thành viên và các bạn bốn phương lời chúc tốt đẹp nhất!
DIỄN ĐÀN K-LINK HÀ NAM
Xin chào tất cả các bạn đã đến với diễn đàn K-link ,K-link gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến toàn thể các bạn chúc các bạn thật nhiều nhiều niềm vui trong cuộc sống cũng như hiện tại !
K-link đang dần đổi màu nhờ sự đóng góp của tất cả các thành viên cũng như các bạn khán giả đóng góp .
Một lần nữa K-link gửi lời chi ân tới tất cả các thành viên và các bạn bốn phương lời chúc tốt đẹp nhất!

DIỄN ĐÀN K-LINK HÀ NAM

XIN CHÀO QUÝ KHÁCH ĐẾN VỚI K-LINK HÀ NAM
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Me và công dụng

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin


Giới tính Giới tính : Nam
Zodiac Zodiac : Scorpio

Rat
Tổng số bài gửi : 1351
Reputation : 8
Join date : 23/07/2012
Age : 39
Đến từ : Thượng tổ 1- Thanh châu- Phủ lý - Hà nam

Me và công dụng Empty
25082012
Bài gửiMe và công dụng

Với nhiều chị em, me là thực phẩm quen thuộc nhưng có lẽ ít các bà nội trợ đã biết trái me nhỏ xinh có nhiều tác dụng rất tốt cho sức khỏe của cả gia đình bạn nữa.

Trái me thường có màu xanh lục khi chưa trưởng thành nhưng khi nó chín, trái me trở nên béo hơn, nó thay đổi màu sắc sang màu nâu cát. Thịt của quả me luôn khô, dính có màu nâu đen và bên trong là những hạt màu đen sáng bóng.

Thịt của quả khá khô, thịt me có màu nâu sẫm, bên trong là những hạt màu đen sáng bóng. Thịt me có vị rất chua khi nó còn xanh, nhưng khi nó chín thịt me khá ngọt ngào.Me và công dụng Images?q=tbn:ANd9GcSk_9H5PR1nlnEG8Ih-l1pEgWlCTU6RFTI5iRznUu0QmCn0ldKhgGea658Acg
Đặc điểm :

Tamarindus indica là loài duy nhất trong chi Tamarindus thuộc họ Đậu (Fabaceae).Cây gỗ to, cao đến 20m, lá kép lông chim chẵn, gồm 10-12 cặp lá chét có gốc không cân xứng, chóp lõm. Chùm hoa ở ngọn các nhánh nhỏ, có 8-12 hoa. Hoa có 2 lá bắc vàng, dính nhau thành chóp và rụng sớm; 4 lá đài trắng; 3 cánh hoa vàng có gân đỏ. Quả dài, mọc thõng xuống, hơi dẹt, thẳng, thường chứa 3-5 hạt màu nâu sẫm, trơn. Nạc hay thịt của quả (cơm quả) chua. Gỗ của thân cây me bao gồm lớp gỗ lõi cứng, màu đỏ sẫm và lớp dác gỗ mềm có màu ánh vàng. Lá của nó có dạng lá kép lông chim, bao gồm từ 10 đến 40 lá nhỏ. Hoa tạo thành dạng cành hoa (cụm hoa với trục kéo dài và nhiều cuống nhỏ chứa một hoa, giống như ở cây đậu lupin). Quả là loại quả đậu màu nâu, bên trong chứa cùi thịt và nhiều hạt có vỏ cứng. Hạt có thể có đường rạch đôi để tăng cường khả năng nảy mầm.

Nguyên thủy xuất xứ từ miền tây châu Phi và người Ai Cập cũng như người Hy Lạp đã biết đến từ xa xưa. Hiện nay me mọc nhiều tại Ấn Độ và Đông Nam Á.

Trái me dài nhất tới 20cm và có đến 10 hột được bao bọc bởi lớp thịt có vị chua - ngọt chung quanh. Me được dùng từ trái me tươi hoặc nghiền nát lấy phần cơm từ quả rồi chế thành thuốc. Vỏ và lá cây me vẫn sử dụng tươi làm thuốc. Thịt me phơi khô là thành phần quan trọng trong gia vị của Ấn Độ và trung Á. Me được dùng cho salad, soup, trong cơm (Indonesia) hoặc trong sốt chua ngọt (Trung Hoa).

Mùa quả tháng 10-11.

Bộ phận dùng: Quả, lá, vỏ cây - Fructus, Folium et Cortex Tamarindi Indicae.

Nơi sống và thu hái: Loài cây cỏ nhiệt đới, được trồng nhiều ở Ấn Ðộ. Cũng được trồng ở nước ta làm cây bóng mát và lấy quả ăn, chế mứt, làm nước giải khát hoặc nấu canh chua. Ta thu hái lá và vỏ quanh năm; thu quả vào mùa đông.

Tại Malaysia nó được gọi là asam theo tiếng Mã Lai và swee boey trong tiếng Mân Nam. Tại Ấn Độ nó được gọi là imlee. Trong tiếng Sinhala tên gọi của nó là siyambala, trong tiếng Telugu nó được gọi là chintachettu (cây) và chintapandu (quả) còn trong tiếng Tamil và Malayalam nó là puli. Me là cây biểu tượng của tỉnh Phetchabun ở Thái Lan.

Sau này có giống me Thái, vỏ giòn, dễ bóc, ăn ngọt không có vị chua.

Thành phần hóa học và dinh dưỡng

Cơm quả giàu glucid (đường, pectin) khoảng 10%, acid citric và tartric tự do, 8% bitartrat acid kali, có tác dụng nhuận tràng, còn có dấu vết của acid oxalic. Vitamin B có nhiều ở búp lá, lá non. Pha nước uống, làm thức ăn hằng ngày. Trái me cũng góp phần bù nước, điện giải, cung cấp vitamin, khoáng chất...

Giá trị dinh dưỡng trong 100 mg trái meMe và công dụng Qua%20me
- Vitamin A: 30 IU

- Vitamin B: 0,34 mg

- Vitamin B2: 0,14 mg.

- Niacin: 1.2 mg

- Vitamin C: 2 mg.

- Canxi: 74 mg

- Sắt: 2,8 mg.

- Phospho: 113 mg

- Chất béo: 0,6 gm

- Carbohydrates: 62,5 gm

- Protein: 2,8 gm.

- Năng lượng: 239



Tính vị, tác dụng:

Quả Me có vị chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải nắng, giúp tiêu hoá, lợi trung tiện và nhuận tràng. Ở Trung Quốc, quả Me được xem như có tác dụng dưỡng can minh mục, tiêu thực hoá tích, chỉ khát thoái nhiệt, tán bì, sát trùng. Hạt Me có tác dụng tẩy giun. Gỗ Me có tác dụng nhuận tràng và lợi tiểu nhẹ. Vỏ cây Me có vị chát, làm săn da. Lá Me giải độc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Quả Me dùng ăn tươi hay làm mứt hoặc pha nước đường uống dùng chống bệnh hoại huyết, đau gan vàng da và chống nôn oẹ.

Vỏ Me thường dùng làm thuốc cầm máu, trị ỉa chảy, lỵ và nấu nước ngậm, súc miệng chữa viêm lợi răng. Lá dùng trị bệnh ngoài da, thường tắm cho trẻ em đề phòng bệnh ngoài da vào mùa hè.

Cách dùng: Cơm quả thường dùng tươi hay làm mứt. Dùng pha nước đường uống, ngày 2-6g. Vỏ phơi khô, tán bột rắc hoặc sắc uống. Gỗ cây dùng sắc. Lá nấu nước tắm.

Bạn có thể sử dụng trái me ăn như một loại quả tươi ngon, hoặc làm mứt, xi-rô, tương ớt, dưa, làm bánh kẹo đều được.

Vị thuốc từ cây me

Me được biết đến như là gia vị không thể thiếu khi chế biến các món canh chua. Trái me chín sấy khô cũng là món mứt “khoái khẩu” của nhiều người. Chưa hết, vị chua, tính mát có tác dụng thanh nhiệt của me còn được phát huy công dụng làm thuốc để chữa một số bệnh khá hiệu quả. Thuốc từ quả me rất dễ làm, lại hiệu quả.

Theo Đông Y, me có vị chua, tính mát, thanh nhiệt, giải khát, tăng cường tiêu hóa. Me còn chữa nôn nghén, tăng cường sức đề kháng, chống mệt mỏi. Trái me có hạt được bao bọc bởi lớp thịt vị chua, ngọt. Trong trái me có khoảng 14% acid tartaric và một số nhỏ malic acid. Chúng giúp kích thích vị giác, cải thiện tình trạng kém ăn, mệt mỏi do nắng nóng hay buồn nôn, giảm khẩu vị do mang thai. Trái me góp phần bù nước, điện giải, cung cấp vitamin, khoáng chất, vị chua mặn giúp giải nhiệt...

Phụ nữ mang thai nôn nghén, chán ăn:

Phụ nữ có thai chán ăn, hay nôn oẹ dùng nước cơm quả me rất tốt.

30g quả me xanh, 10g đường trắng. Me cạo vỏ, cho vào nồi nấu với 300ml nước, đun còn 200ml, chắt nước bỏ bã. Cho đường quấy đều, uống 3 lần trong ngày. Uống trong vài ba ngày liên tiếp. Hoặc ngày ngậm 5-7 lần ô mai me.

Có thai, chán cơm hay nôn nghén: Ăn mứt Me hay sắc quả Me lấy nước uống.

Có mang táo bón hay người già táo bón mạn tính: gỗ Me 100g sắc uống hàng ngày thay nước trà.

Chữa ho, làm ấm bụng, kích thích tiêu hóa:

Quả me xanh đem cạo vỏ ngoài, rửa sạch, để ráo nước, giã nát với gừng tươi cho thật nhuyễn, loại bỏ xơ. Thêm đường vừa đủ. Đun nhỏ lửa và đảo đều, sau đó trộn với bột cam thảo vừa đủ khô, rồi đóng khuôn làm thành dạng ô mai, mỗi ngày ngậm 3 – 6 lần.

Ngậm ô mai me vài lần trong ngày. Cách làm ô mai me: Quả me xanh đem cạo vỏ ngoài, rửa sạch, để ráo nước, giã nát với gừng tươi cho thật nhuyễn, loại bỏ xơ. Thêm đường đủ ngọt. Đun nhỏ lửa, đảo đều cho bay bớt nước. Trộn với bột cam thảo vừa đủ khô, rồi đóng khuôn làm thành dạng ô mai. Bài thuốc này vừa đơn giản mà lại hiệu quả.Me và công dụng Images?q=tbn:ANd9GcQIykKNMy2Q1cGuXsZRbFdHrGA5O7mRU9XXzUYsrUju8X5DOG5AefNat8mM
Có tính nhuận tràng cao

Quả me có lớp vỏ ngoài cứng dễ vỡ, trong chứa một chất cơm màu đỏ nâu, vị chua ngọt. Cơm quả chứa 10% axit hữu cơ, pectin, kali bitartrat nên có tác dụng nhuận tràng.

Nước me là loại nước giúp nhuận tràng nhẹ, đặc biệt với người thường bị táo bón. “Sữa me” giúp chữa bệnh kiết lỵ bằng cách tán nhuyễn hạt me chung với một ít đường và thì là để dùng từ 2-3 lần/ngày. Nhờ vào các đặc tính mang tính y học cao, trái me còn được dùng để điều trị một số bệnh lý có liên quan đến dạ dày hoặc đường tiêu hóa rất hiệu nghiệm.

Chống oxy hóa

Me là một nguồn chất chống oxy hóa phòng chống ung thư. Hạt me có tác dụng như chất chống oxy hóa nhờ chứa oligomeric proanthocyadin, thành phần hóa học tương tự có trong hạt nho. Trái me còn giúp hạ cholesterol và tăng cường sức khỏe của tim.

Trị sốt rét, dịch tả

- Lá me được dùng như trà thảo dược giúp trị sốt rét. Hỗn hợp chiết xuất từ lá me và cồn 950 giúp ngừa vi khuẩn gây các bệnh như dịch tả, sốt... Ngoài ra, bài thuốc khác của me cũng giúp trị sốt là nấu chung 30g thịt me với 1/2 lít sữa, thêm ít cây đinh hương, đường, trái chà là, bột bạch đậu khấu, long não, sau đó, chiết lại còn khoảng 15gr để uống.

- Trái me cũng có tác dụng giảm sốt và bảo vệ chống lại cảm lạnh. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách lấy một ít thịt me và đổ một lít nước sôi trong nó rồi uống trong 1 giờ. Bạn có thể hòa thêm chúng với chút mật ong khi uống nếu muốn nước me ngọt hơn. Điều này sẽ làm giảm nhiệt độ trong một vài giờ.

Trị chứng hay chảy máu chân răng:

3-5g thịt từ quả me chín pha với một chén nước ấm uống trong ngày, uống vào buổi sáng sau bữa ăn. Dùng liên tục trong 7 ngày. Hoặc 20g quả xanh, nạo bỏ vỏ, đun với hai bát nước còn một bát, chia uống hai lần trong ngày, khi uống có thể cho thêm ít đường hoặc mật ong. Uống từ 5-7 ngày.

Sử dụng như là một thứ nước súc miệng hiệu quả cho bệnh viêm họng

Phòng và chữa viêm lợi, viêm nha chu: Vỏ cây me 100g, sắc lấy nước dùng để súc miệng ngày 2 lần sáng tối.

Bệnh gan mật vàng da:

Thịt quả me 20-120g pha đường đủ ngọt uống trong ngày. Trẻ em 3 tuổi: 5g, 5 tuổi: 10g, 12 tuổi: 30g. Quả me nghiền nát bỏ xơ. Cứ 50g thịt quả me trộn với 125g đường cho vào 500g đun còn 200g. Để uống chữa sỏi mật đồng bào vùng Đồng Tháp Mười dùng hạt rang vàng xay bột mịn uống với nước đun sôi để nguội.

Lợi mật :

Thịt me khi được kết hợp với mật ong, sữa, gia vị hoặc trái chà là còn có tác dụng kích hoạt hữu hiệu hoạt động của túi mật. Để uống chữa sỏi mật, đồng bào vùng Đồng Tháp Mười dùng hạt me rang vàng xay bột mịn uống với nước đun sôi để nguội.

Chữa sốt do nắng nóng:

Bạn có thể lấy thịt me và đổ nước sôi vào và để trong 1h. Sau đó cho thêm chút mật ong ấm và uống để giúp hạ nhiệt độ cơ thể.

Dùng 15g quả me xanh đã nạo vỏ, đem đun khoảng 1 bát nước, khi sôi dầm nát quả me, sau đó bỏ vỏ và hạt, chắt lấy nước, khi uống pha thêm mật ong. Bài thuốc này, giúp cơ thể hạ nhiệt nhanh chóng, người bệnh cảm thấy thèm ăn.

Giúp giảm đau nhức xương khớp:

100g quả me xanh, đem đun với nước, khi chín vớt ra dầm nát lấy phần thịt (bỏ vỏ và hạt), để nguội trộn với muối đã giã nhỏ thoa đều lên chỗ xương khớp đau nhức, nên thoa vào trước các giấc ngủ trưa và tối. Mỗi liệu trình trong 7 ngày.

- Thịt me, lá và hoa được kết hợp với nhau trong nhiều bài thuốc đông y để đắp vào các khớp bị đau và sưng.

Viêm kết mạc

Me cũng có thể được sử dụng để chữa bệnh viêm kết mạc. Thuốc nhỏ mắt được làm từ hạt me giúp điều trị hội chứng khô mắt vì có chứa chất polysaccharide - chất kết dính, cho phép bám vào các bề mặt của mắt lâu dài hơn so với các chế phẩm mắt khác.

Tiêu hóa thức ăn :

Me giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn.

Tiêu chảy và bệnh lỵ :

Những màu đỏ bao phủ bên ngoài hạt me còn là một liệu pháp khắc phục hiệu quả chứng tiêu chảy và bệnh lỵ.

Giúp giảm đau nhức xương khớp:

100g quả me xanh, đem đun với nước, khi chín vớt ra dầm nát lấy phần thịt (bỏ vỏ và hạt), để nguội trộn với muối đã giã nhỏ thoa đều lên chỗ xương khớp đau nhức, nên thoa vào trước các giấc ngủ trưa và tối. Thoa trong 7 ngày.

Rôm sảy, mẩn ngứa :

Là liều thuốc để chữa bệnh viêm da. Trẻ em mùa hè rôm sảy, mẩn ngứa dùng một nắm là me, rửa sạch nấu nước tắm hàng ngày. Kem thoa và thuốc đắp chế biến từ vỏ cây me có tác dụng giảm đau nhức ngoài da vì chứng phát ban.

Táo bón ở phụ nữ mang thai và người già :

Gỗ me 100g, sắc uống hàng ngày thay nước trà.

Tẩy giun :

Hạt me 4-8g, quả giun 6-12g sao vàng tán bột uống, uống liền trong ba ngày vào lúc sáng sớm.

Chảy máu ngoài da :

Cầm máu bằng rắc bột vỏ cây me hoặc giã đắp.

Tẩy giun :

Hạt me rang chín tán bột 190g, 160g bột quả giun (sử quân tử đã bào chế kỹ tránh gây nấc), đường vừa đủ làm viên bằng hạt ngô. Mỗi sáng 3 viên uống 3 sáng liền. Không phải dùng thuốc tẩy.

Chữa tăng huyết áp:

Rễ cây me rừng 15 - 30g, sắc lấy nước uống trong ngày.

Làm lợi tiểu:

Lấy 10 - 20g vỏ thân cây me rừng sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày. Hoặc lấy 10 - 20g lá me rừng sắc lấy nước uống. Cũng có thể cho râu ngô, mã đề sắc cùng lấy nước uống nhiều lần trong ngày.

Trị tiểu đường:

Quả me rừng 15 - 20g, ướp với muối ăn và uống hằng ngày.

Trị nước ăn chân:

Lấy quả me rừng giã lấy nước bôi vào chỗ chân bị nước ăn.

Chữa rắn cắn:

(chỉ sử dụng khi điều kiện không có y tế hoặc hỗ trợ khi đã được y tế cấp cứu): Lấy vỏ cây me rừng giã nát pha chút nước rồi ép lấy nước cốt uống còn ba đắp nơi rắn cắn.

Sâu quảng :

Lấy vỏ cây me cạo sạch lớp vỏ ngoài, phơi khô, tán bột mịn, rắc làm thuốc cầm máu hoặc nhào với nước làm thành bánh đắp chữa sâu quảng.

Khử trùng :

Hãy ăn me đề phòng tình trạng bị thiếu hụt vitamin C trong cơ thể. Thịt của quả me kết hợp với nước sẽ tạo thành chất keo giúp hệ bài tiết hoạt động tốt, còn kết hợp với muối là thuốc thoa giúp trị đau nhức xương khớp. Nước súc miệng chế xuất từ trái me giúp ngừa đau rát cuống họng. Đắp thịt me lên vết thương bị viêm tấy sẽ có kết quả tốt. Nước sắc từ trái me còn giúp khử trùng đường ruột. Hạt me giúp trị tiêu chảy, giun sán và loại trừ những ký sinh trùng sống bám trong đường ruột chỉ sau 48 giờ.

Đắp vết bỏng :

Còn lá me giã nát đắp lên vết bỏng giúp giảm sưng tấy và mau lành, rất công hiệu. Hạt me còn giúp bình ổn chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Nước sắc từ me có lợi cho nướu răng và bệnh hen suyễn, viêm mắt. Nước rễ me có tác dụng chữa chứng đau ngực và bệnh phong, hủi.

Hỗn hợp chiết xuất từ lá me và cồn 95o giúp ngừa vi khuẩn gây các bệnh như dịch tả, sốt...Me và công dụng Images?q=tbn:ANd9GcR8KR5js8WrHQ0qoIr_kkK9u4-3eyWzCnudpkWURLYWJELxTM0NsJQOcBN1
Giải nhiệt ngày hè:

20g thịt quả me chín pha với 200ml nước, khi pha cho thêm ít đường, khuấy đều, uống hàng ngày. Cách làm này rất đơn giản mà hiệu quả trong những ngày hè nóng bức.

Theo các tài liệu chuyên đề "Cây thuốc dân gian vùng Caribê" của UNESCO (1984) và sách Những cây họ đậu nhiệt đới nguồn tài nguyên tương lai của Viện Hàn lâm Mỹ (1970) còn nói đến các công dụng khác của me: Vỏ sắc nước chữa hen suyễn..., lá non giã đắp vào chỗ đau của thấp khớp cấp, thịt trái me có hoạt tính chống sỏi thận. Ở Đôminica trong bài thuốc bảo vệ gan, có thành phần của me. Hoa me là nguồn quan trọng để nuôi ong lấy mật, làm thức ăn, thuốc.

Ở Thái Lan, người ta dùng quả trị bệnh khi bị rối loạn của mật, còn nước hãm quả dùng uống trị sốt rét. Cũng dùng làm thuốc giúp tiêu hoá.

Ở Trung Quốc, quả Me được dùng trị viêm dạ dày mạn tính, thực tích, tiêu hoá không bình thường, đau khối cục ở bụng, đàm ẩm, phụ nữ có thai nôn mửa, trẻ con cam tích, bệnh giun đũa, dự phòng trúng nắng.

Trong tiếng lóng ở Mexico (đặc biệt là tại Thành phố Mexico), thuật ngữ me còn dùng để chỉ những người làm nhiệm vụ kiểm soát giao thông, do màu quần áo của họ giống như màu vỏ quả me.

Công dụng

Cùi thịt, lá và vỏ thân cây có một số ứng dụng trong y học. Ví dụ tại Philipin, lá của nó được dùng trong một số loại trà thuốc để giảm sốt rét. Nó còn là một thành phần chủ yếu trong đồ ăn ở miền nam Ấn Độ, tại đó nó được sử dụng để làm sambhar (gia vị trong súp đậu lăng với nhiều loại rau), cơm pulihora, và nhiều loại tương ớt. Me có sẵn trong mọi cửa hàng bán đồ ăn kiểu Ấn Độ trên toàn thế giới. Nó được bán như là một loại kẹo ở Mexico (ví dụ loại kẹo pulparindo) và xuất hiện trong nhiều dạng đồ điểm tâm ở khu vực Đông Nam Á (quả khô ướp muối hay quả khô tẩm đường trong đồ uống lạnh, kem que v.v). Do các tính chất y học của mình lên nó còn được dùng trong y học Ayurveda để điều trị một số bệnh liên quan đến dạ dày hay đường tiêu hóa nói chung.

Thịt me phơi khô là thành phần quan trọng trong gia vị của Ấn Độ và Trung á. Me còn dùng cho các món salad, súp, cơm của người Indonesia hoặc nước sốt chua ngọt của người Trung Hoa. Me là một loại thực phẩm phổ biến ở Mexico và nó được làm thành nhiều loại kẹo.

Cùi thịt của quả me được dùng như là một loại gia vị trong ẩm thực ở cả châu Á cũng như ở châu Mỹ Latinh và nó là một thành phần quan trọng trong nước sốt Worcestershire và nước sốt HP. Cùi thịt quả non rất chua, vì thế nó thích hợp trong các món ăn chính, trong khi cùi thịt của quả chín có vị ngọt hơn và có thể sử dụng như là một loại đồ tráng miệng, làm đồ uống hay làm đồ điểm tâm.

Người Việt dùng me cả khi sống và chín để tạo hương vị chua thanh dễ chịu cho các món ăn, nhất là món canh chua truyền thống của người Nam Bộ. Bạn có thể trộn đều hai chén thịt trái me nhão với một miếng gừng tươi cắt nhỏ và bốn trái ớt xanh được nghiền nhuyễn với nước, hai muỗng cà phê bột rau thì là nướng, một muỗng cà phê muối, sáu muỗng cà phê đường cát mịn thành hỗn hợp hơi khô. Khi dùng cho thêm chút nước bạn sẽ có món tương me vừa ngon miệng mà lại dễ chế biến.

- Trái me đôi khi cả lá me non được dùng nấu canh chua, vị chua của me thơm và tốt hơn là dùng dấm.

- Trái me chín được dầm ra pha với nước chấm tạo hương vị đặc biệt. Nước mắm me được người dân miền Nam sử dụng để chấm với các loại khô nướng nhất là khô cá khoai rất độc đáo.

- Trái me chín được dầm ra pha với nước chấm tạo hương vị đặc biệt. Nước mắm me được người dân miền Nam sử dụng để chấm với các loại khô nướng nhất là khô cá khoai rất độc đáo.

- Me được lấy làm gia vị trong các món canh chua, cua rang, còng rang, làm nước chấm để chấm cá chiên, kho cá linh, cá mè, làm kẹo me, nước đá me và làm mứt me...

- Lá me bánh tẻ góp mặt ở đĩa rau sống vị chua trong bữa nhậu, trong món bánh xèo. Lá đó cũng như trái sống nấu canh chua thì tuyệt hảo. Lá thì cứ việc cho thẳng vào nồi canh chua còn trái sống khi nấu chín vớt ra lọc lấy nước chua.

Trước đây canh chua me các loại thủy, hải sản hấp dẫn như canh chua cá lóc, cá trê, canh chua lươn, canh chua tôm, canh chua viên cá linh xay, cá linh nguyên con... nay đầu bếp chuyển sang những nồi canh chua thịt gà, thịt vịt lạ miệng gây hứng thú mới. Cái vị chua thanh của me từ lâu còn hiện diện các tô canh chua chay và nhiều món chay khác.

- Thịt của trái me có thể dùng để chế mứt (Me chua cũng như me ngọt làm mứt đều khoái khẩu), me muối, kẹo me hoặc các thức uống (nước đá me hấp dẫn trên vùng khí hậu nắng nóng) cũng như làm gia vị trong các món súp, cua rang, còng rang, làm nước chấm để chấm cá chiên. Lá me còn góp mặt ở đĩa rau sống vị chua trong bữa tiệc, trong món bánh xèo

- Mứt me cũng được nhiều người yêu chuộng trong ngày tết.

- Me trái lớn, còn sống được ngâm cho mềm với nước cam thảo rồi rút bỏ hột, ăn với muối hay với mắm ruốc ớt rất ngon.

- Me chín bỏ hột ngào đường dùng để ăn hay chan lên bánh tráng nướng.

- Trái me non, hột chưa phát triển thân dẹp, được dầm ra, ăn với nước mắm, đường, ớt.

- Từ quả me có thể chế biến thành ô mai, mứt, xirô… những món ăn, nước uống có tác dụng giải khát, giải nhiệt, giải cảm nóng, cảm nắng.Me và công dụng 72
Để làm ô mai, người ta lấy những quả me còn xanh, cạo vỏ ngoài, rửa sạch, để ráo nước, giã nhỏ với gừng tươi cho thật nhuyễn, lược bỏ xơ, thêm đường vào đủ ngọt. Sau đó đun nhỏ lửa, đảo đều cho bớt nước, trộn với bột cam thảo vừa đủ khô để nặn thành bánh, rồi đóng khuôn làm thành dạng ô mai. Đây là một món ăn ngon, đồng thời là vị thuốc có tác dụng chữa ho, làm ấm bụng, kích thích tiêu hoá, chống nôn. Cách dùng rất đơn giản, chỉ cần ngậm nhiều lần trong ngày, vừa ngon miệng, vừa chóng khỏi bệnh.

- Quả me còn được chế biến thành mứt. Mứt me cũng được nhiều người yêu chuộng trong ngày tết. Kỹ thuật chế biến mứt me khá công phu, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và thời gian, tính từ khi làm đến lúc có mứt ăn mất cả tuần lễ. Mứt me khéo chế biến có màu vàng trong, bóng mượt, thường được bọc trong giấy kính bán trên thị trường, nom rất hấp dẫn, gợi thèm ăn, được coi là một loại mứt ngon trong các mứt tết.

- Nước me là loại giải khát quý, không chỉ làm hết khát nhanh, giải nhiệt mà còn có tác dụng giải cảm nóng, cảm nắng.

- Me ngày nay còn được cho vào các thức ăn nhanh đóng gói dạng "mì ăn liền" nhưng chất lượng và mùi hương đã giảm đi nhiều.

Me trái lớn, còn sống được ngâm cho mềm với nước cam thảo rồi rút bỏ hột, ăn với muối hay với mắm ruốc có ớt rất ngon. Loại này thường được bán rong ở các trường học trong miền Nam. Tuy nhiên, một số người bán xử lý không kỹ dễ nhiễm bẩn có thể gây tiêu chảy.

- Me chín bỏ hột ngào đường dùng để ăn hay chan lên bánh tráng nướng.

- Trái me non, hột chưa phát triển thân dẹp, được dầm ra, ăn với nước mắm, đường, ớt hay đôi khi dầm thêm vào với dái mít rất ngon.Me và công dụng Mengot2
Bảo quản :

Me chua quý nhưng có mùi vì vậy người ta phải lo muối me để có me xài quanh năm. Muối me: trái chín, bỏ vỏ chỉ lấy thịt trái đặc sệt nâu sậm, chua thơm cho muối vào giữ chống hư mốc. Ở miền Nam, nhất là trên những vùng đất cây me có từ lâu đời, trái nhiều người ta làm me muối từ lâu.

Nếu muốn bảo quản cơm quả me dùng dần, ta có thể làm xirô me như sau: hái me chín đem về bóc vỏ ngoài, lấy 200g cơm quả nghiền nát, bỏ hết xơ, trộn với 200ml nước đun nhỏ lửa, khuấy đều cho đến khi gần quánh.

Đun 1,5kg đường kính trắng với một lít nước đến sôi, vớt bọt nổi ở trên, lọc nóng ta được xirô. Trộn dịch me đã nấu với xirô tỷ lệ 1/2, ta có xirô me. Khi dùng pha một phần xirô me với 3 - 4 phần nước đun sôi để nguội.

Công dụng khác :

- Do tỷ trọng riêng lớn và độ bền của nó, lõi gỗ của cây me có thể dùng để đóng đồ gỗ và làm ván lót sàn. Gỗ lấy từ lõi gỗ của cây me có màu đỏ rất đẹp.

- Cây me rất phổ biến ở miền nam Ấn Độ, cụ thể là tại khu vực Andhra Pradesh. Tại đây, nó được trồng để tạo bóng mát trên các con đường, tương tự như cây sồi. Một số loài khỉ rất thích ăn quả me chín.

- Nước cốt me còn là một chất tẩy hữu hiệu cho các vật dụng trong gia đình có chất liệu là đồng thau, đồng hoặc các kim loại khác.

- Vì me có thân gỗ rất bền bỉ nên thân cây me già thường được người Việt cưa ra làm thớt.

THƠ : Hai hàng me ở đường Gia Long

Tác giả : Nguyễn Tất nhiên

Hôn rách mặt mà sao còn nghi ngại?
Nhớ điên đầu sao cứ sợ chia tan?



Mỗi lòng người một lý lẽ bất an
Mỗi cuộc chết, có một hình thức, khác
Mỗi đắm đuối có một mầm gian ác
Mỗi đời tình, có một thú, chia ly



Chiều nắng âm thầm chào biệt lũ lá me
Lá me nhỏ, như nụ cười hai đứa, nhỏ
Tình cũng khó theo thời cơm áo, khó
Ta dìu nhau đi dưới bóng nợ nần



Em bắt đầu thấy ân hận, chưa em?
Vì lỡ nói thương anh, cái thằng quanh năm túng thiếu
Ân hận, có, thì hãy nên, ráng chịu
Hãy xem như cảnh ngộ đã an bài
Như địa cầu không thể ngược vòng quay
Như Chúa, Phật phải cam go trước giờ lên ngôi Phật, Chúa



Tình cũng khó theo thời cơm áo, khó
Nên mới yêu, mà cư xử rất vợ chồng
Rất thiệt tình khi lựa quán bình dân
Khi nói thẳng: “Anh gọi cà phê đen bởi hụt tiền uống cà phê đá”



Mỗi cuộc sống thăng trầm, phải mua bằng nhục nhã
Mỗi mặt trời, phải trả giá một hoàng hôn
Đêm, chẳng còn cách khác tối tăm hơn
Nên mặt mũi ta đây, bùn cứ tạt



Môi thâm tím bận nào tươi tắn, hát
Em nhớ vờ hoan hỉ vỗ tay, khen
Để anh còn cao hứng cười duyên
Còn tin tưởng nụ hôn mình, vẫn ngọt



Khăn tăm tối hãy ngang đầu quấn nốt
Quấn cho nhau, quấn bạo, quấn cuồng điên
Vòng sau cùng sẽ gặp quỷ Sa Tăng
Bởi hạnh phúc mơ hồ như Thượng Đế



Đời, vốn không nương người thất thế
Thì thôi, ô nhục cũng là danh



Mình nếu chọn đời nhau làm dấu chấm
Mỗi câu văn đâu được chấm hai lần.



Me và công dụng 20120402-084735-1-qua-meMe và công dụng 46_1180831503
Truyện ngắn : Cây Me Hàng Xóm
Tác Giả: Võ Phú

Không biết từ bao giờ cây me sau vườn nhà ông hàng xóm đã thu hút tôi. Cây me này cũng như những cây me khác, không có gì đặc biệt. Ấy thế mà, không biết vì sao, mỗi lần đi ngang qua là tôi có một cảm giác lâng lâng khó tả. Cái cảm giác mà nó cứ âm ĩ trong tim, trong tâm trí tôi.
Tôi cũng không rõ cây me có từ bao giờ, nhưng khi tôi bắt đầu biết chuyện thì nó đã ở đấy, đồ sộ, và cao lớn. Dường như sự hiện diện của cây me nhà ông hàng xóm là món quà dành riêng cho tôi? Hầu hết, thời niên thiếu của tôi đều nằm quanh gốc me này.
Năm tôi mười hai tuổi, cây me đã sừng sững vươn mình dưới vòm lá xanh, lòa xòa, mát rượi, bên cạnh ngôi nhà rêu phủ, lúc nào cũng khóa kín. Căn nhà có cánh cửa sổ với hai hàng chữ và một hình vẽ. Hình vẽ là bàn tay phải đang chỉ ngón trỏ vào phía trong nhà. Trong hai hàng chữ, tôi chỉ đọc được có hàng trên: "Vô Phận Sự Cấm Vào". Còn hàng kia là những chữ thật khó hiểu. Sau này, tôi nghe mẹ tôi nói đó là tiếng Tây.
Cây me mà tôi kể, nó có lớp vỏ mầu xám đen, nứt nẻ. Trên thân cây, nhiều vết bằm chồng chéo lên nhau và còn có cả gốc đinh bù-lon lớn mắc theo sợi giây phơi đồ. Căn cứ trên những vết dao, vết nứt, và cây đinh bù-lon đã bị cây me nuốt chửng cũng đủ cho người ta biết cây me đã trải qua không bao nhiêu là trận mưa gió.
Hồi ấy, tôi là đứa trẻ phá nhất xóm. Phải nói tôi là một thằng quỷ nhỏ. Thằng ôn dịch, chuyên môn phá làng phá xóm. Tuy phá, nhưng tôi vẫn không bao giờ dám bén mảng tới gần gốc me này. Tôi sợ! Tôi sợ những lời đồn của mấy đứa bạn trong xóm về huyền thoại của cây me. Những lời đồn đó đã làm tôi chùn chân trước sự hiện diện của khu vườn vắng người trông nom. Theo như lời của những người trong xóm kể cứ mỗi đêm ba mươi hay trăng rằm, trên gốc me, người ta thấy bóng của một người thiếu nữ với mái tóc dài thả lơ lửng, đầu gục xuống. Cô gái đang treo trên sợi giây thòng lọng, treo tòn teng trên cành cây.
Họ thêu dệt ra rằng gia chủ là phù thủy chuyên đi tìm những người con gái còn trong trắng để giao hợp rồi giết và treo lên cây. Lý do họ nói như thế là vì gia chủ của ngôi nhà đóng cửa và cây me ấy là một người khác so với dân trong xóm. Ông ta là Tây lai với đôi mắt sâu thăm thẳm như cố tình thu hút hết hồn của những kẻ chuyên môn soi mói chuyện người khác. Họ còn thêu dệt thêm rằng trong nhà ông có rất nhiều thây ma và xác chết.
Cũng có nhiều người kể chuyện huyền thoại về cây me và ngôi nhà suốt ngày cứ đóng cửa im ỉm kia. Bởi vậy, không một người nào dám bén mảng lại gần ngôi nhà ấy.
Chủ nhân của ngôi nhà có cây me huyền thoại kia là ông Tường, một người đàn ông khoảng ngoài năm mươi. Ông có mái tóc bồng, mũi cao, cằm bạnh, mắt to và sâu, dáng người dềnh dàng, lực lưỡng. Ông Tường không vợ, không con. Ông sống một thân một mình bên căn nhà đóng kín bên cạnh mảnh đất rộng và vườn trái cây. Trước kia, ông Tường sống bằng nghề đào và đúc bi giếng cho những người trong xóm, trong làng.
Nghe mẹ tôi kể lại, lúc ông Tường còn trai trẻ, ông rất đào hoa và có nhiều tài. Tiếng Tây ông rất giỏi và có khiếu về hội họa. Những giếng do ông đào, xem mạch, nước uống rất ngọt, không phèn, và ít khi nào thiếu nước vào mùa khô. Nhưng, mấy năm gần đây do sự già yếu và phát triển của đô thành, những người thuê ông thưa dần và mất hẳn. Nên ông đâm ra chán nản. Ông thường bỏ nhà đi rong, uống rượu. Ông vốn không bạn, nên ít người viếng thăm. Từ đó ngôi nhà và cây me kia mặc sức người trong xóm, trong làng thêu dệt thêm nhiều huyền thoại.
Có lẽ ông Tường có máu Tây, nên ông thích trẻ con? Một lần, khi tôi đi học về, ngang qua khu vườn, ông kêu tôi vào và cho tôi trái cây ông hái từ trong vườn. Lúc ông gọi, tôi cứ đứng chùn chân mãi chẳng muốn vào. Nhưng thấy nét mặt dễ mến và tươi cười của ông, tôi cũng bước chân theo ông. Đó là lần đầu tiên tôi đặt chân vào nhà ông.
Khi tôi bước chân vào nhà ông Tường, tôi thật sự ngạc nhiên và thích thú với cách trang trí của ông. Không như những lời mà mấy đứa bạn tôi nói; nhà ông có nhiều thây ma. Mà, ngược lại, nó rất đẹp. Phòng khách có bộ trường kỷ được đóng bằng gỗ hương đang lên nước, bóng loáng. Một cái bàn hình chữ nhật và bốn cái ghế cũng bằng gỗ hương hay gụ gì đó cũng đang lên nước. Nhìn vào, tôi có thể thấy được bóng của mình loáng thoáng trên mặt bàn, trên mặt trường kỷ.
Trên bàn là bình hoa hồng trắng và hồng đỏ, một đĩa trái cây tươi. Đưa mắt nhìn lên tường, tôi thấy có tất cả bốn bức tranh rất đẹp. Khi nhìn vào những bức tranh ấy, chúng như thu hút sự tò mò của tôi. Chúng thu hồn tôi. Tôi không còn nhớ rõ bốn tấm tranh vẽ những gì. Trừ bức thứ tư, đối diện với tôi. Bức tranh ấy vẽ hình bàn tay thô, nứt nẻ, chai cứng, bàn tay đang nâng niu một nụ hồng chớm nở. Nhìn bức tranh tôi cảm thấy nó có cái gì đó tương phản với nhau, trong cái khô cằn có nét dịu dàng sắc sảo. Bức tranh đó cứ ám ảnh tôi mãi cho tới ngày nay. Bên dưới bức tranh ấy có ghi những hàng chữ Tây như "rồng bay phượng múa".
Thấy tôi nhìn vào bức tranh, ông nói với tôi bằng một tràng tiếng Tây. Tôi chẳng hiểu gì cả. Nhưng, sau đó, ông nhận ra, nên chợt ngưng ngang và dùng tiếng Việt để nói với tôi:
− Tình yêu là thứ rượu ngon, là hoa hồng đẹp, nó đốt cháy tim tôi! Hình đó moa vẽ đó, có đẹp không ?
− Dạ đẹp, con thích lắm.
Ông nhìn tôi cười và nói thêm một tràng tiếng Tây khác. Nói xong, ông lấy tất cả các thứ trái cây trong đĩa đưa cho tôi và tiễn tôi ra tận cửa.
Kể từ hôm ấy, tôi thường ghé lại nhà ông chơi mỗi lần có ông ở nhà và không say xỉn. Cũng từ đó, tôi làm quen với khu vườn nhà ông, làm quen với cây me. Thấy tôi ghé lại nhà ông thường xuyên, đám bạn tôi, đứa nào đứa nấy cũng le lưỡi lắc đầu có vẻ thán phục tôi lắm.
Những lần đi học về, dù có ông ở nhà hay không, tôi đều vào nhà ông hái trái cây đem về ăn. Nếu có ông, tôi xin phép được hái và đích thân ông đem ra cái lồng hái thật dài để hái những trái mà tôi thích và chỉ ông. Rồi những lần không có ông ở nhà, tôi trèo lên hái thật thỏa thích. Có một lần đang lúc trèo lên cây me hái trái, trong lúc ông vắng nhà, khi nghe tiếng động, biết ông về. Tôi vội trèo xuống, chui rào và ba chân bốn cẳng chạy về nhà. Đến nhà tôi vừa thở vừa lo ông mách mẹ. Tôi đã chuẩn bị tinh thần cho trận đòn sẽ đến như những lần hái trộm của nhà người khác. Nhưng không, ngày đó tôi không có gì xảy ra. Và, mẹ tôi vẫn không biết được chuyện tôi hái me trộm bị ông bắt gặp.
Từ đó, những lần đi học về, tôi không dùng lối đi ngang nhà ông. Mà, tôi dùng ngã sau, xa hơn cố tình tránh mặt ông. Một tuần lễ liên tục, tôi cứ dùng lối sau như vậy mà về nhà.
Hơn tuần lễ trôi qua…
Một buổi sáng nọ, nhà tôi có người hàng xóm đến chơi và đem biếu mẹ tôi ít mắm ruốc. Có gói ruốc ngon, anh tôi nhìn tôi rồi nói vớ vẩn:
− Trời, mắm ruốc ngon và thơm thật. Mắm ruốc này mà có me ăn thiệt hết xẩy.
Rồi anh hỏi tôi:
− Sao bữa giờ tao không thấy mày đi hái me bên nhà ông Tường nữa Thiện? Bộ ăn me nhiều quá rồi bây giờ ê răng rồi hả? Hôm nay có mắm ruốc ngon, mày đi hái về cho tao vài trái me non, tao cho mày hai trăm sáng mai mua ổ bánh mì ăn đi học.
Nghe anh cho tiền mua ổ bánh mì, tôi lưỡng lự. Nhưng rồi chứng nào tật nấy, tôi qua nhà ông Tường định vạch rào hái trộm me. Khi đến nhà ông, cánh cửa xanh vẫn đóng kín, tôi mừng lắm. Đến khi tới gần, tôi mới nhận ra là cổng lối vào vườn không khóa như mọi khi, nó chỉ khép hờ. Tôi nhẹ đẩy cánh cửa qua một bên rồi vào trong vườn hái me giống như mình là chủ vườn vậy. Chắc có lẽ hôm trước thấy tôi vạch rào tìm chỗ để chui, nên ông để cửa chờ đón tôi trở lại chăng?
Thấy vậy, tôi có cảm giác vừa hổ thẹn, vừa kính nể ông. Nhưng, tôi vẫn không bỏ tật hái me trộn.
Vào một mùa hè, khi tôi mười ba tuổi. Cây me vẫy tay gọi mời. Những trái me dài ngoằn trông thật đẹp mắt. Tôi hỏi mẹ và xin một ít mắm ruốc để ăn me. Ở nhà tôi, ngoài anh tôi và tôi ra, cả nhà không ai ăn ruốc. Tôi chạy vào bếp lấy cái chén nhỏ, múc ít mắm ruốc rồi dầm hai trái ớt hiểm, vắt thêm tí chanh, bỏ tí đường vào, hòa đều. Tôi dùng tay quẹt thử miếng ruốc, cho vào miệng.
Ngon tuyệt!
Tôi gật đầu rồi bỏ chén mắm ruốc vào cái túi nhựa và đi đến nhà ông Tường. Miệng ngậm quai sách của cái túi, tôi trèo lên cây me và hái trái. Những trái me dài thòng, dẹp dẹp, mới vừa tượng hột được tôi hái và quẹt mắm ăn ngon ăn lành. Cái mùi vị mằn mặn, cay cay, thơm thơm của mắm hòa lẫn với me ăn vừa giòn vừa chua làm lưỡi tôi ríu lại. Tôi vừa ăn, vừa hít hà, vừa gãi đầu. Cảm giác thật khoái. Tôi ăn gần hết chén ruốc rồi mới chịu trèo xuống đất và vứt cái chén vào đám lá gai gần đấy rồi phủi tay ra về.
Đến nhà, tôi nốc cạn cả ly nước lã ở cái lu kê dưới gốc dừa. Nước mát rượi làm lưỡi tôi tê như ríu lại. Cảm giác thật thích, tôi uống thêm ly nữa, rồi ly nữa...
Tôi hít hà, khoái trá. Hôm đó, chắc có lẽ ăn quá nhiều me, rồi uống nước lã, nên tôi bị Tào Tháo rượt.
Cứ thế, hè này đến hè khác, cây me sau vườn nhà ông Tường thu hút tôi như thỏi nam châm hút đi những mảnh sắt vụn. Cây me nhà ông Tường cũng đôi lần giúp tôi ít tiền tiêu vào dịp gần Tết. Ba tháng trước khi Tết, mợ tôi thường làm mứt me. Mợ nhờ tôi kiếm mua dùm ít me già, nhưng chưa dốt. Trong đầu tôi lúc ấy, lại loé lên những trái me nhà ông hàng xóm. Tôi đi hái về cho mợ. Mợ cho tôi tiền dành sắm đồ Tết. Thế là tôi có những bộ đồ mới thật đẹp.
Hết mùa me non, lại đến mùa me dốt. Những trái me già vỏ vàng là những trái me ngon. Hái riết rồi tôi biết cả phân loại me. Me nào dốt, me nào chín, me nào còn xanh, tôi biết cả. Tôi chỉ đưa tay cào nhẹ vào vỏ me là có thể biết được liền. Khi thấy dấu trày do móng tay cào, nếu vỏ me có màu xanh thì me còn non, chưa dốt. Ngược lại, nếu mà màu đen thì me chín, còn hơi đà thì me dốt. Những trái me dốt vừa chua, vừa ngọt, vừa bùi, ngon tuyệt. Còn me chín thì khỏi phải nói, cơm mầu vàng đỏ nâu, bỏ vào miệng ăn thì khỏi chê.
Ngoài việc cây me giúp tôi giải trí, giúp tôi khỏi buồn, giúp tôi kiếm tiền, cây me còn giúp tôi với nhỏ Thúy, con nhỏ bạn thân ở cùng xóm, gần nhau hơn. Tôi nhớ, những lần hái me chín là tôi dành cho Thúy một chùm có nhiều quả nhất. Lúc hái, tôi ngắt luôn cả cành và lá đem tặng nhỏ. Còn những lần khác, tôi ăn me rồi để dành hột me để đem cho nhỏ bán hàng xén. Cây me cứ như vậy gắn bó theo tôi như hình với bóng trong suốt bao năm trời.
Khi tôi rời khỏi Việt Nam, hình như cây me cũng buồn cho sự rời xa quê hương của tôi? Lá me úa vàng và rơi lã chã trông giống như những giọt nước mắt tiễn đưa người bạn thân rời xa xứ.
Qua bao năm xa quê, bây giờ, có dịp rảnh rỗi, nghĩ về quê hương, về cây me. Tôi không biết cây me kia có còn nằm im bên cạnh ngôi nhà có cánh cửa mầu xanh hay không? Hay ai đã vô tình chặt bỏ bao kỷ niệm êm đềm của tôi ấy? Tôi không biết ông Tường, người hàng xóm tốt bụng, có còn sống hay không? Còn cô bạn hàng xóm cùng thời con nít của tôi nữa, giờ đã ra sao rồi? Có chồng chưa?
Chắc tất cả chỉ là quá khứ, một kỷ niệm đẹp. Tuyệt đẹp, mà tôi nghĩ mình sẽ không bao giờ quên.
Về Đầu Trang Go down
http://k-linkhanam.coo.me
Share this post on: reddit

Me và công dụng :: Comments

No Comment.
 

Me và công dụng

Về Đầu Trang 

Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» KINOTAKARA - là sản phẩm chăm sóc sức khỏe của Nhật Bản bằng cách tác động vào các huyệt , giúp tiêu độc nhanh chóng và hiệu quả Công dụng : có khả năng loại các chất thải ra khỏi cơ thế ...nên dùng chữa các bệnh thấp khớp ,các vấn đề về thận , đau và sưn
» LÊ THẾ KHOA - CÔNG NGHỆ THÀNH CÔNG CÙNG K-LINK - 1
» Ngồi toilet tập thể... đòi xây nhà vệ sinh công cộng
»  Công Công Si Tình (Full 29 Tập)
» Gà con dũng cảm

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN K-LINK HÀ NAM :: Blog.k-link.forumvi.com :: Danh Mục :: Khám phá-
Chuyển đến